sự chịu đựng đầy bao dung
1. Bản ngã rất sợ tiết lộ khuyết điểm của nó, và một trong số đó, mạnh nhất là nỗi sợ hãi. Nó sẽ che giấu bằng hình ảnh lộng lẫy bên ngoài, tiền bạc, địa vị, quyền lực, mối quan hệ, giá trị đạo đức... Nỗi sợ hãi là phần yếu đuối lớn nhất của bản ngã. Nó sẽ tấn công như một cách để che đậy sự yếu đuối hay chứng tỏ mình mạnh. Nó sẽ tô vẽ hình ảnh của nó bằng những màu sắc mà đám đông xã hội kiếm tìm để che lấp đi cái tôi hèn mọn. Nó sẽ bám lấy bất cứ cái gì có thể bám lấy nhằm chứng tỏ mình ổn hay quyền uy.
Vậy thì tại sao khi chúng ta đã hiểu được những lời trên rồi, mà vẫn để cho cái tâm yếu đuối chi phối mình? Nó thực sự tùy thuộc vào khả năng can đảm bên trong mỗi người. Sự thức tỉnh, nếu không có sự can đảm, thì giống như một con sư tử nhưng ảo tưởng mình là con nai.
Vậy thì tại sao khi chúng ta đã hiểu được những lời trên rồi, mà vẫn để cho cái tâm yếu đuối chi phối mình? Nó thực sự tùy thuộc vào khả năng can đảm bên trong mỗi người. Sự thức tỉnh, nếu không có sự can đảm, thì giống như một con sư tử nhưng ảo tưởng mình là con nai.
Can đảm là khi sẵn sàng chấp nhận rủi ro một cách cao nhất.
Kiên nhẫn là khi sẵn sàng chịu đựng một cách kiên trì và bao dung.
Con đường ấy thực sự khó khăn và cô độc, nhưng khi hai chân và trái tim nó đã đặt vững trên con đường, thì cả hai chân - trái tim và con đường đồng thời biến mất. Không thể tiến, chẳng thể lùi, mà cũng chẳng thấy mình đứng một chỗ. Nó là như nó là.
2. Bạn đang ngồi nghỉ ở một phần đất trống ven đường, nơi có một đường dẫn vào một nơi nào đó mà bạn không biết. Bạn cảm thấy ở đó thật sảng khoái làm sao. Chim hót véo von. Gió thổi mát rượi. Những hàng cây xanh một màu xanh mơn mởn. Bạn tận hưởng cảm giác thanh khiết đó cả một buổi sáng. Và một người đi qua đường, dừng lại, cảnh báo bạn: "Bạn đang ngồi cạnh một ngôi mộ, đây là lối vào một nghĩa trang lớn." Bạn giật mình, hoảng hốt, và run sợ rời khỏi nơi đó. Ngày mai, bạn đi qua đó và nỗi sợ hãi khiến bạn không còn muốn vào ngồi nghỉ mát nữa.
Trước sự xuất hiện của người đi qua đường, bạn cảm thấy rất tĩnh tại. Nhưng sau khi người qua đường nói vài lời, bạn lại hãi hùng. Điều gì đã diễn ra? Tác nhân sợ hãi đâu phải chỗ bạn ngồi, hay người qua đường, phải vậy không? Là do tâm trí bạn bám vào thông tin mà người qua đường nói ra, và rồi, nó tự hù dọa chính nó bằng niềm tin về sự bất ổn/ thiếu an toàn có thể xảy đến với nó nếu cứ ngồi ở đó.
3. Sự cô đơn, hiu quạnh, khó chịu, ấm ức, bi lụy, lo lắng, sợ hãi, khóc lóc... Hãy để chúng được đúng như tiến trình tự nhiên của chúng. Đừng nảy một ý muốn ngược lại với chúng. Đừng đi tìm bình yên. Chính nhận thức có thể chịu đựng một cách bao quát ấy chính là bình yên. Và chính những phiền não đó kích hoạt sự cảm nhận bình yên đích thực.
4. Lời nói ra thực sự rất dễ dàng, viết ra cũng có thể là như vậy. Đó là lý do vì sao, sự quay vào bên trong cần có sự tự ý thức độc lập và chịu đựng ''nhẹ tênh'' đến ''khủng khiếp''. Còn không, bạn sẽ tiếp tục làm nô lệ cho tham muốn mà thôi, và đó là điều chắc chắn.
No comments:
Note: Only a member of this blog may post a comment.